Rss Feed


  1. 3. Dziga Vertov và Man with a movie camera (1929)
    Khán giả chú ý. Bộ phim này là một thử nghiệm về giao tiếp điện ảnh nhằm truyền tải những sự kiện thấy được mà không cần lời chú thích, không cần tới kịch bản, không cần dàn dựng và diễn viên…v…v… Đây là một tác phẩm thử nghiệm nhằm tạo ra một thứ ngôn ngữ thực sự quốc tế của điện ảnh, dựa trên sự hoàn toàn tách biệt của nó với ngôn ngữ của sân khấu và văn học.



  2. Trên đây là video và nguyên văn bài diễn thuyết chia tay tại lễ tốt nghiệp khóa 2010, trường Coxsackie-Athens HS – thứ đã lan truyền chóng mặt trên mạng, và giúp tôi có được danh hiệu ”valedictorian who spoke out against schooling” (kẻ được chọn diễn thuyết đã dám diễn thuyết chống lại trường học). 




  3. Tháng trước, trong một cuộc tọa đàm được tổ chức bởi Trung tâm Văn học Ngôn ngữ Quốc tế Bắc Kinh (Trung tâm văn chương quốc tế thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, Mạc Ngôn - người giành giải Nobel Văn học năm trước và nhà thơ gốc Syria, Adonis –  ứng cử viên thường trực của giải Nobel, cùng với một số nhà văn Trung Quốc khác, đã nói chuyện xoay quanh những chủ đề về bản sắc văn hóa, ý thức hướng nội và sứ mệnh của nhà văn.
    Adonis và Mạc Ngôn, hai tác giả có công chúng quốc tế, đều đồng ý rằng: “Một nhân tố giúp cho tác phẩm của họ đến với công chúng quốc tế dễ dàng hơn, thuận lợi hơn nhưng cũng có khi gây cản trở, gây khó khăn trong việc tiếp cận công chúng quốc tế của họ là dịch thuật.”



  4. Sergei Eisenstein và Dziga Vertov là hai đại diện tiêu biểu của nền điện ảnh Sô Viết, một nền điện ảnh đang lớn mạnh cùng với niềm hân hoan dành cho chế độ mới: chế độ cộng sản. Xuất hiện vào những năm 20 của thế kỉ 20, họ góp vào bầu không khí cách mạng diễn ra trên cả chính trị lẫn nghệ thuật, trong đó điện ảnh nổi lên như một tiêu điểm. Theo tác giả cuốn dẫn nhập ngắn về phim tiền phong nhận xét: “Liên bang Sô Viết của những năm 20 là trung tâm phim tiền phong – Sergein Eisenstein, Dziga Vertov, Lev Kuleshov, Vsevolod Pudovkin và Alexander Dohvchenko trở thành nhân vật hàng đầu về hình ảnh nhà làm phim quốc tế” [1] (Michael O’pray). Và đóng góp làm nên tên tuổi của họ là phát minh ra Montage Sô viết. Phát minh này không chỉ gắn liền với câu hỏi nổi lên từ bối cảnh văn hóa – xã hội thời đó ở nước Nga: “Chúng ta nên xúc tiến nền điện ảnh kiểu gì? Hư cấu hay tài liệu? Chính thống hay tiền phong? Cách mạng điện ảnh là gì?” [2] mà còn bắt rễ vào một câu hỏi khác mang tính hiện đại chủ nghĩa: “Nghệ thuật điện ảnh là gì?”.



  5. Hình học ở bậc phổ thông: Công cụ của Ác quỷ
    ***
    Không có thứ gì gây ức chế cho tác giả của một lời luận tội cay độc bằng việc được chính đối tượng mình đang công kích ủng hộ mình.  Và không một con sói đội lốt cừu nào có thể xảo quyệt, không một tên bạn bè giả tạo nào có thể gian trá hơn bộ môn Hình học ở bậc phổ thông. Chính bởi vì nó là nỗ lực của trường học để giới thiệu với học sinh nghệ thuật lập luận, mới khiến nó trở nên nguy hiểm đến vậy.
    Hiện hữu như một lĩnh vực của môn học mà ở đó, học sinh cuối cùng cũng được tham gia vào các hoạt động tư duy toán học thực sự, con virus này tấn công toán học đúng vào trái tim của nó, phá hủy căn cốt cơ bản nhất của việc lập luận bằng tư duy sáng tạo, đầu độc sự yêu thích của các em về một môn học kỳ diệu và đầy hấp dẫn, cũng như vĩnh viễn tước bỏ của các em khả năng suy nghĩ về toán theo một cách tự nhiên và trực cảm nhất của mình.



  6. Chương trình học Toán
    Thứ đau đớn nhất về cách toán dạy toán hiện nay ở trường học không phải ở thứ đang không có mặt - sự thật là chẳng có chút toán học thực sự nào được làm trong các lớp học cả - mà ở thứ đang thế chỗ của nó: một đống hổ lốn những thông tin sai sự thật có sức hủy diệt ghê gớm, vẫn được gọi là “chương trình học Toán”. Đã đến lúc ta cần phải nhìn nhận chính xác thứ các học sinh của chúng ta đang phải đối mặt - thứ các em được tiếp xúc dưới danh nghĩa toán học, và làm thế nào mà trong quá trình đó, các em lại có thể bị hủy hoại nhiều đến thế.
    Điểm nổi bật nhất của thứ vẫn-được-gọi-là-Toán này chính là ở sự rập khuôn cứng nhắc của nó. Điều này đặc biệt đúng khi các em học lên cao dần. Từ trường học tới trường học, từ thành phố tới thành phố, từ bang này tới bang kia, những thứ giống hệt nhau đang được dạy và làm bằng những cách giống hệt nhau, theo thứ tự y hệt nhau. Không những không thấy khó chịu và căm phẫn vì chế độ độc tài chuyên chế này, nhiều người còn mặc nhiên chấp nhận thứ “mô hình chuẩn” trong chương trình dạy toán này như là một khái niệm đồng nghĩa với toán học.





  7. Michel Foucault là một triết gia quan trọng và đáng kể của triết học thế kỉ 20. Điều này dường như vẫn đúng khi chúng ta bước sang những thập niên đầu tiên của thế kỉ 21. Sức quyến rũ của ông nằm trong các trước tác đầy tính khiêu khích mời gọi cuộc chất vấn lương thức mạnh mẽ. Có chăng vì lẽ nổi tiếng, vì lẽ quan trọng, vì lẽ Foucault cứ được nhắc đến như thể chiếc vé thông hành (diễn) vào một số nói năng học thuật ..v..v..v.. mà chúng tôi đi đến dịch cuốn “Dẫn nhập M.Foucault” của Lynn Fendler? Mọi thứ đều có thể…nhưng đôi điều khác chúng tôi có vẻ muốn đề cập đến hơn hòng đưa lại cho hoạt động của mình một tồn tại riêng: “Dẫn nhập Foucault” trước hết là một thực hành “Dịch” của một nhóm những con người quyến luyến chữ nghĩa nhau, muốn dịch chuyển giữa đôi bờ ngôn ngữ …Chúng tôi ứng xử với các bản dịch không hẳn chỉ là sự chú mục vào độ thành thạo, điêu luyện của hoạt động chuyển ngữ mà nhiều hơn là hi vọng/ trân trọng cuộc gặp gỡ với những hữu thể nói năng đang cất mình trong không gian/ tình huống chữ nghĩa đặc biệt, nơi phơi trải cơn cuộc cơ bản của triết học: sự đến với tồn tại của một hữu thể. Cái gì đến với tồn tại trong thế giới cũng đối diện với điều này: loại bỏ - thừa nhận, mới – cũ, hệ thống – khác..v..v..v… Vì thế chúng tôi tôn trọng những phẩm chất cơ bản của việc dịch liên quan đến độ chính xác, trung thành với văn bản gốc nhưng cũng chơi cùng các khoảnh khắc khi thay vì chính xác, trung thành, chúng ta được chứng kiến sự vênh lệch hứa hẹn khả năng thách thức

    Và điều cuối cùng, tác giả cuốn dẫn nhập đã để ý đến người đọc của mình trong lối viết giản dị những điều phức tạp, tạo ra không gian rộng rãi cho lối đến với triết học Foucault. Như người bạn đã giới thiệu cho tôi cuốn sách kể, Lynn Fendler có kinh nghiệm khoảng 20 năm dạy tiếng Anh cho người nước ngoài và là một giáo sư triết học luôn muốn khiêu khích; một trong những điều bà theo đuổi đó là: chống lại giả định phân cấp khả năng đến với tri thức….
    Ngô Thanh


  8. Môn Toán trong trường học
    Chắc chắn sẽ không có cách nào hiệu quả hơn để tiêu diệt sự hứng thú, sự ham thích với một môn học bằng việc khiến nó trở thành một phần bắt buộc của chương trình. Biến nó thành một phần quan trọng của những bài kiểm tra được tiêu chuẩn hóa, và bạn đã vô hình chung tự đảm bảo rằng trường học sẽ hút hết mọi sự hấp dẫn ra khỏi nó. Các ban ngành lãnh đạo, các nhà giáo dục, các tác giả sách giáo khoa, các công ty xuất bản, và đáng buồn thay, cả hầu như mọi giáo viên toán nữa, chẳng ai biết toán học thực sự là gì hết. Phạm vi của vấn đề này lớn đến nỗi tôi không biết nên bắt đầu từ đâu nữa.


  9. Tiểu luận này của Paul Lockhard đề cập đến những vấn đề của môn Toán trong nhà trường, nhưng nếu đọc kĩ, ta sẽ thấy nó cũng đúng với hầu hết những môn học khác. Trong một cuộc trò chuyện, bạn tôi có thắc mắc là tại sao các giáo viên âm nhạc trong trường cấp 1 không bắt đầu bằng niềm ham thích tự nhiên của trẻ con với âm thanh, mà lại phải bắt đầu với khuôn nhạc cứng đờ, với những kí hiệu vô thanh mà trẻ con buộc phải nhớ; tại sao môn văn không thể bắt đầu bằng sự say mê đọc sách mà cứ phải là những luận điểm cứng nhắc cùng với nỗi sợ hãi các kỳ thi... Nó làm tôi nhớ đến một cuốn sách chị Ngô Thanh giới thiệu trên group, mở đầu bằng một câu nói của Foucalt
    “Chắc chắn việc học có thể trở thành một hoạt động cực kỳ gợi cảm, cực kỳ khoái lạc của con người. Với tôi, việc một giáo viên không thể khiến học sinh nhận ra điều này, việc anh ta vô hình chung có thể khiến việc học trở nên khó chịu, chán ngắt, buồn tẻ và thiếu hấp dẫn đến thế, đấy quả thực là một kỳ tích.”

    Bản thân tôi cho rằng nguyên nhân của cái "kỳ tích" đó một phần đến từ những hình dung sai lầm của nhiều người về nghề dạy học: một công việc ít phiêu lưu, ít va chạm, ít thay đổi và yên ổn một cách đáng thương. Ít va chạm, yên ổn dẫn đến sự thiếu khả năng phản tỉnh. Dưới góc nhìn này, tiểu luận của Paul Lockhard trở nên rất cần thiết. Tác giả buộc chúng ta phải đối mặt với việc giáo dục đang trở nên trống rỗng, với sự vô ích của những cuộc họp hành cải cách, những khẩu hiệu đổi mới... để sau cùng nhận thức lại về bản chất thực sự của dạy học. Toán học, cũng như văn học, âm nhạc hay hội họa, ngay từ đầu phải là một nghệ thuật khơi gợi cảm hứng sáng tạo.
    Cám ơn bạn Nguyễn Tiến Đạt, một người rất trẻ, đã dịch bài tiểu luận nhiều suy tư này của Paul Lockhard bằng một văn phong lưu loát và gần gũi. 
    ***

    Một nhạc công vừa choàng tỉnh dậy khỏi một cơn ác mộng kinh hoàng nhất. Trong giấc mơ, ông thấy mình mắc kẹt trong một thế giới nơi âm nhạc đã trở thành một phần bắt buộc của hệ thống giáo dục: “Chúng ta đang giúp các học sinh có thể cạnh tranh một cách tốt nhất, trong thế giới nơi âm nhạc đang ngày càng chiếm một vị trí lớn hơn trong cuộc sống con người”, họ nói. Các nhà giáo dục, các hệ thống trường học, và cả các chính phủ đều tham gia vào dự án quan trọng này. Các nghiên cứu được triển khai, những cuộc hội thảo được tổ chức, và rất nhiều quyết định được ban bố - tất cả, hoàn toàn không có lấy sự tham vấn hay đóng góp của bất cứ một nhạc công hay một nhạc sĩ đang hoạt động nào.






  10. Julian Patrick Barnes (sinh 19 tháng 1 năm 1946 tại Leicester) là một nhà văn Anh đương đại độc đáo. Những đóng góp của ông đã từng được ghi nhận qua nhiều giải thưởng văn học, trong đó có giải Somerset Maugham cho tác phẩm Metroland, Medicis Prix cho Flaubert’s Parrot và Femina Prix cho Talking It Over.

    Man Booker không phải là giải thưởng xa lạ với Barnes, bởi ông đã từng được đề cử 3 lần với Flaubert's Parrot (1984), England, England (1998), và Arthur & George (2005). Tuy nhiên, phải đến năm 2011, ông mới chính thức được vinh danh với cuốn The Sense of an Ending.

    Nhân dịp The sense of Ending ra mắt độc giả Việt Nam với tên gọi Nghe mùi kết thúc (dịch giả Nghiêm Quỳnh Trang), chúng tôi xin trích dịch  cuộc trò chuyện giữa Barnes và Shusha Guppy để hiểu rõ hơn những quan niệm về nghề của nhà văn Anh này. Cuộc phỏng vấn được đăng trên tạp chí The Paris Review, số Mùa Đông năm 2000, No 165.

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ

Cùng đọc, nghe, xem và nghĩ